Viết bản kiểm điểm được xem là câu chuyện muôn thuở tuổi học trò!
Chắc hẳn là khi các bạn còn là học sinh, sinh viên thì trong thời gian còn đi học này, sẽ có một số bạn sẽ bị mắc lỗi và bị thầy cô giáo phạt, tuỳ theo mức độ sai phạm mà mình sẽ bị phạt như thế nào. Tuy nhiên, nếu bạn lập lại nhiều lần thì hầu như sẽ bị bắt viết bản kiểm điểm.
Tuy vậy, đừng vì thế mà bạn cảm thấy ghê gớm nha, đôi khi sau này bạn nghỉ lại chắc chắn sẽ là một kỷ niệm mà sẽ theo chúng ta suốt tuổi học trò. Và dĩ nhiên đừng nghĩ là một lần thì không sao, nhưng cứ bị bắt viết bản kiểm điểm nhiều lần sẽ không hay đâu. Khi đó, hình ảnh đẹp của bạn trước mặt bạn bè/ thầy cô ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng. Chính vì lẽ đó, bạn đừng để mình phạm lỗi quá nhiều.
Hướng dẫn cách viết bản tự kiểm điểm học sinh chuẩn nhất
Khi viết bản kiểm điểm học sinh, bạn nên hiểu rõ đó là một văn bản thể hiện rõ nội dung - hay đúng hơn là đầy đủ lỗi mà bạn mắc phải. Và vì sao bạn phải viết bản kiểm điểm? Có một vài lí do, có thể kể đến như nói chuyện riêng, quay cop, đánh nhau, không thuộc bài, chọc phá bạn bè... Bạn phải trình bày sự việc xảy ra trong bản kiểm điểm.
Sau khi bạn đã thừa nhận khuyết điểm trước nhà trường, giáo viên và các bạn học trong lớp, thì lời hứa của người viết bản kiểm điểm cũng rất quan trọng. Bạn không được bỏ qua yếu tố này.
Kết thúc bản kiểm điểm sẽ là lời cảm ơn và chữ ký của người viết bản kiểm điểm & phụ huynh.
Gợi Ý Mẫu Viết Bản Kiểm Điểm
Mẫu 1:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM
Kính gửi thầy (cô) chủ nhiệm lớp:…
Tên em là: Nguyễn Văn A
Là học sinh lớp: … trường …
Em xin kiểm điểm nhận lỗi của mình như sau:
Nội dung sự việc …. (trình bày sự việc)
Em tự nhận thấy lỗi của mình là:… (lỗi gì viết ra đây) đã gây ảnh hưởng tới: (ảnh hưởng tới ai thì ghi ra, ví dụ tới bạn.., tới lớp…, thi đua của lớp…, làm ảnh hưởng tới thầy cô và các bạn trong lớp.
Em đã tự nhận ra lỗi của mình và cảm thấy hối hận vì đã để xảy ra sự việc trên. Em xin hứa lần sau sẽ không tái phạm, nếu tái phạm em xin chịu mọi hình thức kỷ luật của nhà trường và thầy (cô). Kính mong thầy cô xem xét, tha thứ, giúp đỡ để em có thể sửa sai và tiến bộ hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chữ ký của học sinh
Chữ ký của phụ huynh
Mẫu 2 :
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN KIỂM ĐIỂM
Kính gửi : (1) ………………………………………………………………
Họ và tên học sinh: ………………………………………………………………………………….
Lớp ………………………..……………………Năm học: …………………….…………..……….
Sinh ngày : ………. tháng ………. năm ………………….
Hiện đang trú tại: ……………………………………
Họ, tên bố (mẹ hoặc người đỡ đầu):………………………….…………………………
Cách xin chữ ký phụ huynh cho bản kiểm điểm
Các bạn và các em nên biết bằng việc xin chữ ký phụ huynh để ký vào bản kiểm điểm là rất khó nhưng bắt buộc phải ký để nộp cho thầy cô. Tuy nhiên, bạn cũng nên lường trước việc phải có chữ ký trong bản kiểm điểm sẽ đánh giá mức độ học tập, sự quan tâm của gia đình với con cái của mình. Nếu nhìn thấy con viết bản kiểm điểm, cha mẹ bạn sẽ cảm thấy khó chịu, hoặc nhận ra điều gì đó bất ổn. Cho nên bạn phải suy nghĩ và nên xem trước khi để cha mẹ mình ký vào bản kiểm điểm đó, thì bạn cần phải xem xét và quan sát vài điều để tránh điều không hay cả 2 bên.
Sau đây là một số lời khuyên dành cho bạn:
Giữ cho trời yên bể lặng
Trước khi bạn gửi bản kiểm điểm cho cha mẹ mình thì bạn nên xem lại thái độ học tập, sự nhận ra lỗi sai và hải cam kết thay đổi không chỉ việc học mà còn cả việc nhà. Để cho ba mẹ bạn cảm thấy ở bạn có sự nhận sai và có tính trách nhiệm cho việc của mình. Có như vậy thì khi bạn nói rõ vấn đề mình đang gặp và nhờ đến cha mẹ. Từ đó ba mẹ bạn sẽ cảm thấy ổn tinh thần hơn và cho bạn thêm cơ hội.
Tận dụng thiên thời, địa lợi, nhân hòa:
Thiên thời - Bạn nên quan sát và chọn thời điểm ba mẹ bạn ở một mình, không bận rộn, không tiếp khách.
Địa lợi - Bạn muốn ai sẽ ký vào biên bản của bạn: ba hoặc mẹ? Nếu bạn đã chọn một ai rồi thì nên tiếp cận chỉ một người thôi.
Nhân hoà - Bạn nên kiểm tra xem ba hoặc mẹ bạn như thế nào có thoải mái, có vui vẻ hay không.
Bình tĩnh, kiên trì, giải thích hợp lý với cha mẹ
Một khi bạn đã quyết tâm xin chữ ký ba hoặc mẹ bạn rồi. Thì điều trước hết là bạn phải quyết tâm và giữ vững tâm trạng sao cho thật bình tĩnh - điều quan trọng bậc nhất là bạn phải thể hiện là mình cảm thấy mình có lỗi và thật sự hứa sẽ thay đổi, cam kết không tái phạm nữa. Tiếp theo, bạn phải lắng nghe những điều giáo huấn của ba, mẹ bạn... một cách chân thành nhất. Như vậy, ba mẹ sẽ thông cảm và không gây áp lực cho bạn.
Kế tiếp, nếu như ba hoặc mẹ bạn đồng ý ký tên vào bảng kiểm điểm của bạn thì nên cảm ơn và cảm thấy hạnh phúc vì còn có cơ hội là học trò tốt, con ngoan và sửa chữa lỗi lầm.
Bình luận của bạn